$pageInPhần 1
Đầu năm lớp Năm, lớp tôi nhận thêm một học sinh mới. Đó là thằng Đẹt.
Hẳn là bố mẹ thằng Đẹt lúc vừa mới sinh nó ra đã đoán trước được con mình sẽ có hình hài ra sao nên mới đặt tên cho nó vậy. Thằng nhỏ người đẹt dí, mỏng dính, nước da đen thùi hệt tàu lá khô. Tóc nó hoe hoe, mà lại xoăn tít lò xo. Chỉ mới nhìn qua nó tôi đã cảm giác bên mũi mình thoảng mùi nắng khét.
- Trông giống khô mực nhỉ? – Thằng Đạt quay xuống bàn tôi cười khì.
Tôi cũng phì cười, vì thằng Đạt so sánh tài tình quá!
Giữa những cô bé, cậu bé học trò trắng trẻo, tinh tươm, Đẹt như một thằng oắt đi lạc. Chúng tôi nhìn thằng Đẹt chăm chăm bằng ánh mắt tò mò, thú vị. Đẹt quẳng lại cho chúng tôi ánh mắt lơ láo bất cần. Tôi nghĩ nếu ánh mắt Đẹt mà biết nói thành lời thành tiếng thì hẳn nó đã nói là: “Nhìn nhiều coi chừng lòi con ngươi nha chúng bay!”.
Đẹt được cô giáo xếp ngồi cùng bàn với tôi. Tôi không thích thế lắm, vì cứ có cảm giác thằng này chắc… ở dơ. Cố quên đi cảm giác ghê ghê đó, tôi quay sang bắt chuyện với nó:
- Tao tên là Nghĩa. Mày được xếp cạnh tao là may cho mày lắm đấy.
Thằng Đẹt, không nói không rằng, đập bàn tay cái bẹt lên giữa bàn rồi kéo lê một đường. Bàn tay nó đi đến đâu là xuất hiện một đường mồ hôi ướt rượt đến đấy. Nó chỉ vào cái “vạch” bóng nhẫy vừa tự tạo xong và hằm hè bảo tôi:
- Mày không được lấn sang cái vạch này đâu đấy!
Tôi, sau một hồi trợn tròn mắt vì quá kinh ngạc trước hành động kinh khủng của thằng Đẹt, liền đứng bật dậy và kêu toáng lên:
- Cô ơi, cho con chuyển chỗ!!
Tôi chỉ cho cô giáo xem cái chứng tích rợn người giữa mặt bàn. Tôi thấy cô nhíu mày. Nhưng cuối cùng chẳng có gì thay đổi cả. Tôi vẫn phải tiếp tục chịu đựng có thằng Đẹt mất vệ sinh ngồi bên. Thằng oắt dương mắt nhìn tôi, ngoác miệng cười ngạo nghễ.
$pageOut $pageInPhần 2
Tình cờ một cách khó chịu, nhà thằng Đẹt lại là hàng xóm mới của nhà tôi. Bố con nó thuê cái nhà gạch lụp xụp, lợp mái brô xi măng uốn lượn hình con sóng ở cuối ngõ. Nghe mẹ tôi bảo: bố nó là ông Tư say nấu rượu lậu thuê ở làng Ngâu.
Gọi là ông Tư say bởi vì ông hay uống rượu say bét nhè. Hai bố con thằng Đẹt mới chuyển đến sống có một tuần mà tôi thấy phải đến bốn ngày ông Tư say rượu, xách chai rượt thằng Đẹt tóe khói. Đẹt chạy vung mạng đằng trước, chốc chốc lại ngoái cổ nhìn xem ông bố còn cách xa không. Ông Tư say chạy hùng hục đằng sau, tay khua khoắng cái vỏ chai thủy tinh, miệng chửi rầm lên, lát sau mệt quá, không chửi được nữa, chuyển sang thở hồng hộc. Lấy lại được hơi rồi, lại chửi, rồi lại thở hồng hộc.
Hai bố con cứ chiều chiều lại xách chai đuổi nhau chạy vòng vòng quanh xóm nhỏ, giống y người ta chạy bộ thể dục. Hôm nào mà ông Tư với thằng Đẹt nghỉ “chạy bộ”, mấy bà trong xóm lại chẹp miệng kêu… buồn buồn.
Một lần, thằng Đẹt chạy đến cây sung trước cửa nhà tôi rồi, ông Tư vẫn còn lạch bạch chỗ cây gạo xa tít. Tôi túm áo nó cho nó dừng lại, bảo:
- Ngồi nghỉ chút mày. Bố mày còn lâu mới đuổi kịp.
Thằng Đẹt ngồi phịch xuống đất, thở hổn hển. Nhìn nó, tự dưng tôi thấy thương thương. Tôi mang ra cho nó cốc nước đá. Nó tu một hơi hết sạch, xong dốc cả đá vào mồm, nhai lốc cốc.
- Chạy vậy chắc mệt lắm nhỉ? – Tôi hỏi nó.
- Quen rồi. – Nó đáp cụt lủn.
Tôi lại hỏi tiếp:
- Sao mày không núp vào bụi cây nào đấy mà trốn, thế có đỡ phải chạy không?
- Không được đuổi tao thì ba tao chán lắm. Mà chán thì lại nốc rượu tiếp.
Giọng thằng Đẹt tỉnh bơ, nhưng trong thoáng chốc, tôi thấy nét mặt nó ỉu xìu.
- Thôi chết, ba tao chạy tới nơi rồi! – Đẹt kêu lên.
Nó vội vàng chồm dậy, chẳng buồn phủi áo phủi quần, co cẳng chạy về phía ruộng hành ven ao Ngâu. Ở phía ấy, mặt trời đang lặn.
Chiều hôm sau, bố con thằng Đẹt lại rượt nhau quanh xóm. Nhìn thằng Đẹt chạy đến đỏ mặt tía tai trông tội quá, tôi bèn nghĩ cách để giúp nó.
Lúc ông Tư say chạy ngang qua nhà tôi, tôi lấy cây sào phơi quần áo của mẹ, chìa ra đường để ngáng chân lão. Gã say lập tức ngã sấp mặt xuống đất. Tôi cứ lo ông ta sẽ bò dậy rồi xách chai đuổi tôi, nhưng may sao sự đã không xảy ra như thế. Sau cú vấp, ông Tư say nằm bẹp luôn trên mặt đường. Không phải là ông bị đập đầu ngất xỉu. Tôi nghe tiếng ông ngáy khò khò. Thì ra ông đã ngủ luôn trên mặt đường, thoải mái như người ta nằm đệm mút.
- Mày làm gì ba tao thế!
Thằng Đẹt kêu lên choe chóe, chạy hộc tốc về phía tôi. Tôi giải thích với nó là bố nó không làm sao cả, chỉ đang ngáy khò khò thôi, giờ thì khiêng ông ta về đi.
Đẹt hai tay chống nạnh, vênh mặt bảo tôi:
- Mày làm ba tao nằm bẹp thế kia, mày phải khiêng ba tao về!
Thế là, Đẹt khiêng đầu, tôi khiêng chân, hì hục mãi mới mang được ông Tư say về nhà.
Cũng nhờ lần đó mà tôi mới được vào trong nhà thằng Đẹt. Căn nhà nhỏ hẹp, vừa ngổn ngang, lại vừa trống rỗng. Trông nó giống cái nhà kho, mà lại không được ấm cúng bằng cái nhà kho.
- Mẹ mày đâu hả Đẹt? – Tôi thắc mắc.
- Can gì đến mày!
Nó lừ mắt nhìn tôi rồi xua tôi ra khỏi cửa.
- Về đi!
Nó nói và đóng sầm cửa vào mặt tôi.
Những ngày sau đó, cái kịch bản trên được lặp đi lặp lại. Thằng Đẹt bảo tôi là thằng dở hơi, đồ nhiều chuyện. Tôi tức lắm. Nhưng cứ mỗi khi nhìn cảnh nó chạy thục mạng về phía ruộng hành bên bờ ao nắng tắt, tôi lại thấy nó đáng thương.
Và ông Tư say cứ phải ngã sấp mặt xuống đường hoài.
$pageOut $pageInPhần 3
Ở trong lớp, thằng Đẹt là một học sinh tiêu biểu: học dốt tiêu biểu, đánh lộn tiêu biểu.
Nhà trường nhiều lần bắt nó viết đơn mời phụ huynh đến nói chuyện. Thằng Đẹt viết đơn, đưa cho ông Tư. Ông Tư, tay cầm chai rượu, tay cầm lá đơn, cầm ngược, một lát sau hỏi nó giấy viết gì đấy?
- Thư mời gặp ban giám hiệu nhà trường nói chuyện đó ba.
Ông Tư lại lè nhè: nói chuyện cóc khô gì cơ?
- Thì chuyện con học dốt, đánh lộn. – Thằng Đẹt đáp tỉnh queo.
Ông Tư phang chai rượu vào thành giường bằng sắt. Cái chai vỡ tan tành, thủy tinh rơi loảng xoảng. Cả xóm lại nghe thấy tiếng ông Tư say quát tháo thằng con vô tích sự oang oang mãi đến mười giờ tối.
Chửi mắng xong, ông lăn ra ngủ trên cái giường đầy vụn thủy tinh.
Thằng Đẹt chờ một lát cho bố ngủ say, khẽ ẩn người bố vào phía trong giường, lặng lẽ nhặt những mảnh thủy tinh lóng lánh, sắc lẻm.
Sáng sau, ông Tư say tỉnh dậy, rong xe đạp thẳng sang làng Ngâu nấu rượu, chẳng nhớ nổi là đã từng đọc một cái giấy mời.
Một lần hiếm hoi, ông Tư say không say. Thằng Đẹt hỏi bố nó:
- Rượu có ngon không ba?
- Hỏi lạ. Rượu là thuốc tiên ở trên đời.
Nói rồi, ông ngâm một câu bằng giọng ối á: “Nam vô tửu… như kỳ vô phong í a…”.
Lát sau, nghĩ ngợi gì, ông trừng mắt đe thằng Đẹt.
- Đừng có vớ vẩn bắt chước tao mà ăn đập nha mày!
Đẹt nhếch mép cười. Thế mà trước giờ tôi cứ tưởng trẻ thơ thì không biết cười nhếch mép.
$pageOut $pageInPhần 4
Thằng Đẹt đến lớp, người nồng nặc mùi rượu. Chân tay nó quờ quạng, mặt mũi đỏ phừng phừng. Tôi than thầm: Chết rồi, thằng Đẹt lại giống bố nó!
Thằng Đẹt ngật ngưỡng đi vòng quanh lớp, xé sách vở đứa nọ, quẳng lọ mực đứa kia, xong lao ra túm tóc thằng Đạt. Cả lũ con trai lớp tôi xông vào, tẩn cho nó một trận tơi bời. Tôi cũng xông vào, để can ngăn, nhưng không ngăn nổi. Kết quả là thằng Đẹt bị dần nát nhừ người, tôi cũng lĩnh trọn mấy quả đấm vào mặt.
Khi đó mới là giờ ra giữa tiết nhưng tôi vẫn cõng thằng Đẹt đi về. Tôi thoáng lo lắng về sự tan vỡ hình ảnh một đứa trò giỏi, ngoan ngoãn bấy lâu, nhưng chút lo lắng đó tan biến rất nhanh.
Cõng thằng Đẹt trên lưng, tôi ngạc nhiên khi thấy nó nhẹ bỗng như một que củi khô.
- Hàng ngày mày ăn gì hả Đẹt? – Tôi buột miệng hỏi.
Nó không trả lời, nhưng cũng không cắn cho tôi một phát. Thế nghĩa là nó đã đằm tính hơn rồi. Hoặc là nó đã quá kiệt sức. Gì cũng được, miễn không phải nó không trả lời vì không biết phải trả lời như thế nào, bởi nó không được ăn gì cả.
Đi đến cây ổi nhà bà Tuyên, tôi để Đẹt ngồi xuống gốc cây rồi nhặt một nắm sỏi, ném rụng được ba trái to gần bằng hai bàn tay người lớn úp lại. Ổi bà Tuyên vỏ vàng ươm, cùi dày, ít hột, vừa ngọt lại vừa thơm, mà tuyệt nhất là trồng chỉ để cho bọn trẻ con đến hái vì bà Tuyên không thích ăn ổi, cũng không bán ổi.
Tôi cầm một trái, lấy vạt áo đồng phục trắng tinh của mình lau sạch đất bụi trên vỏ và đưa cho Đẹt, bảo nó ăn đi.
Thằng Đẹt có vẻ thất thần. Tôi biết không phải vì nó vừa bị đánh cho một trận. Chắc cũng không phải vì say rượu nữa.
Nó cầm lấy quả ổi tôi đưa, chẳng nói gì, lẳng lặng cắn từng miếng cho đến kì hết sạch. Tôi lau bụi quả nữa, đưa tiếp cho nó. Quả này cũng lặng lẽ hết veo.
Ăn hết hai quả ổi, Đẹt có vẻ đã khá hơn. Tôi định lau nốt quả cuối cùng cho nó ăn thì nó ngăn lại, bảo:
“Để dành cho ba.”
Tôi thở dài, chợt nghĩ, nếu nó là ba của ba nó thì mọi thứ có lẽ đã tốt.
$pageOut $pageInPhần 5
Vụ thằng Đẹt say rượu rồi đánh lộn là giọt nước cuối cùng làm tràn ly.
Cô giáo chủ nhiệm tìm đến tận nhà nó, nói chuyện với ông Tư say. Tôi và thằng Đẹt núp sau cây sung ngoài cổng nghe ngóng. Tôi khều vai nó bảo:
- May ghê, hôm nay bố mày chưa say.
Đẹt cau mày, ừ hử trong cổ họng. Thế nghĩa là nó cũng thấy vậy là may mắn lắm.
Một lúc lâu sau, cô giáo đi về. Ông Tư say gọi thằng Đẹt vào nhà. Nó thủng thẳng đi vào, chẳng tỏ ra lo lắng mảy may, trong khi tôi thì lo sợ cồn cào rằng chuyến này chắc ông Tư dám xé xác nó quá!
Tôi không về mà vẫn thập thò ngoài cổng nhà thằng Đẹt, sẵn sàng cứu trợ nếu chẳng may ông Tư liệng chai vào đầu nó. Nhưng không có vẻ gì là ông Tư đang nổi khùng cả.
- Rượu ngon không mày? – Tiếng ông Tư hỏi.
- Ba hỏi lạ. Rượu là thuốc tiên ở trên đời.
Tôi nghe im lặng hồi lâu, rồi lại có tiếng ông Tư:
- Uống thuốc tiên rồi thì khỏi cần học hành chi nữa đúng không?
- …
- Vậy từ nay nghỉ học ở nhà nghe, ông trời con?
Thằng Đẹt im lìm. Sau cuối, nó đáp gọn lỏn:
- Dạ.
Thằng Đẹt bỏ ra ngoài sân. Lúc đi, lưng nó thẳng đuột, hai tay vung vẩy loạn xạ như hai vật thừa. Mắt nó đảo láo liên như đang nhìn tất cả, mà cũng như chẳng nhìn gì hết.
Sống mũi tôi chợt cay xè. Thằng Đẹt đang đi kia, đứng kia, mà sao tôi cứ thấy nó sụm dần, sụm dần như đồ chó con bất chợt bị đâm trúng vậy? …
Chiều, thằng Đẹt dạo vòng quanh xóm, hát hò ông ổng, tay vung vít cái chai thủy tinh, chân bước xiêu vẹo. Bước qua nó, tôi lại thấy sực lên mùi rượu.
- Mày lại uống rượu hả Đẹt?
Tôi túm áo nó lại, nhưng nó vùng ra, chĩa cái chai vào mặt tôi, lèm bèm:
- Tránh ra. Không tao cho một chai vào đầu nha mày!
Rồi Đẹt tiếp tục đi, vừa đi vừa hát. Nó tiến dần về phía ruộng hành ven ao Ngâu. Ở phía ấy, mặt trời đang lặn.
Tự nhiên lòng tôi trào lên những dự cảm chẳng lành. Nhìn thằng Đẹt bước ngược nắng sao trông giống như đang bước về miệng vực thẳm.
Tôi chạy hộc tốc đến lò rượu, miệng la toáng lên:
- Ông Tư say! Ông Tư say! Thằng Đẹt chết mất! Thằng Đẹt chết mất!
Chẳng hiểu sao tôi lại nói thế. Ông Tư lúc này vừa xong việc, và cũng đã ngà ngà say. Nghe tôi hò hét, ông giật mình nhổm dậy.
- Mày nói cái gì?
Tôi túm lấy vạt áo ông ta, lôi đi một mạch. Thế mà ông ta cũng chạy theo tôi.
Khi chúng tôi tới nơi, thằng Đẹt đang đứng giữa những luống hành xanh ngắt bên mé nước. Nắng chiều đổ xuống dòng nước loang loáng rồi hắt ngược về phía thằng nhỏ làm nó như rạng lên.
Thấy ông Tư, thằng Đẹt khua khua cái chai lên trời, gào lên bằng giọng như reo vui:
- Ba à! Con chết đây! Ba nhìn đi này! Con chết đây!
Ông Tư say mặt tái ngắt, chạy vội về phía nó, hốt hoảng kêu:
- Đẹt! Đẹt!
Nhưng thằng nhỏ đã ngã mình vào lòng nước rồi.
Ông Tư lao ùm xuống nước. Mặt ao khuấy động hồi lâu, rồi hai cái đầu đen thùi nhô lên. Thằng Đẹt bị quẳng lên bờ trước, sau đến ông Tư bò lên, ướt lóp ngóp. Hai bố con ngồi đè cả lên những luống hành, im lìm không nói năng. Bất chợt, ông Tư say ôm chầm lấy thằng Đẹt, vỗ bồm bồm bộp vào lưng nó, gọi thổn thức:
- Đẹt à! Đẹt à! …
Thằng Đẹt cũng òa khóc nức nở, kêu luôn miệng:
- Ba à! Ba à! …
Họ gọi nhau mãi, như thể đây mới là lần đầu nhận ra nhau. Trên gương mặt họ, có cái gì đó lấp lánh. Tôi tự nhủ: chắc là nước mắt.
Ông Tư say mà khóc? Thằng Đẹt mà khóc? Tất cả cứ như một chuyện hoang đường, mà cũng cứ như một lẽ dĩ nhiên.
Còn tôi, vì cớ gì mà mắt cũng ướt đầm thế này?
$pageOut
Đầu năm lớp Năm, lớp tôi nhận thêm một học sinh mới. Đó là thằng Đẹt.
Hẳn là bố mẹ thằng Đẹt lúc vừa mới sinh nó ra đã đoán trước được con mình sẽ có hình hài ra sao nên mới đặt tên cho nó vậy. Thằng nhỏ người đẹt dí, mỏng dính, nước da đen thùi hệt tàu lá khô. Tóc nó hoe hoe, mà lại xoăn tít lò xo. Chỉ mới nhìn qua nó tôi đã cảm giác bên mũi mình thoảng mùi nắng khét.
- Trông giống khô mực nhỉ? – Thằng Đạt quay xuống bàn tôi cười khì.
Tôi cũng phì cười, vì thằng Đạt so sánh tài tình quá!
Giữa những cô bé, cậu bé học trò trắng trẻo, tinh tươm, Đẹt như một thằng oắt đi lạc. Chúng tôi nhìn thằng Đẹt chăm chăm bằng ánh mắt tò mò, thú vị. Đẹt quẳng lại cho chúng tôi ánh mắt lơ láo bất cần. Tôi nghĩ nếu ánh mắt Đẹt mà biết nói thành lời thành tiếng thì hẳn nó đã nói là: “Nhìn nhiều coi chừng lòi con ngươi nha chúng bay!”.
Đẹt được cô giáo xếp ngồi cùng bàn với tôi. Tôi không thích thế lắm, vì cứ có cảm giác thằng này chắc… ở dơ. Cố quên đi cảm giác ghê ghê đó, tôi quay sang bắt chuyện với nó:
- Tao tên là Nghĩa. Mày được xếp cạnh tao là may cho mày lắm đấy.
Thằng Đẹt, không nói không rằng, đập bàn tay cái bẹt lên giữa bàn rồi kéo lê một đường. Bàn tay nó đi đến đâu là xuất hiện một đường mồ hôi ướt rượt đến đấy. Nó chỉ vào cái “vạch” bóng nhẫy vừa tự tạo xong và hằm hè bảo tôi:
- Mày không được lấn sang cái vạch này đâu đấy!
Tôi, sau một hồi trợn tròn mắt vì quá kinh ngạc trước hành động kinh khủng của thằng Đẹt, liền đứng bật dậy và kêu toáng lên:
- Cô ơi, cho con chuyển chỗ!!
Tôi chỉ cho cô giáo xem cái chứng tích rợn người giữa mặt bàn. Tôi thấy cô nhíu mày. Nhưng cuối cùng chẳng có gì thay đổi cả. Tôi vẫn phải tiếp tục chịu đựng có thằng Đẹt mất vệ sinh ngồi bên. Thằng oắt dương mắt nhìn tôi, ngoác miệng cười ngạo nghễ.
$pageOut $pageInPhần 2
Tình cờ một cách khó chịu, nhà thằng Đẹt lại là hàng xóm mới của nhà tôi. Bố con nó thuê cái nhà gạch lụp xụp, lợp mái brô xi măng uốn lượn hình con sóng ở cuối ngõ. Nghe mẹ tôi bảo: bố nó là ông Tư say nấu rượu lậu thuê ở làng Ngâu.
Gọi là ông Tư say bởi vì ông hay uống rượu say bét nhè. Hai bố con thằng Đẹt mới chuyển đến sống có một tuần mà tôi thấy phải đến bốn ngày ông Tư say rượu, xách chai rượt thằng Đẹt tóe khói. Đẹt chạy vung mạng đằng trước, chốc chốc lại ngoái cổ nhìn xem ông bố còn cách xa không. Ông Tư say chạy hùng hục đằng sau, tay khua khoắng cái vỏ chai thủy tinh, miệng chửi rầm lên, lát sau mệt quá, không chửi được nữa, chuyển sang thở hồng hộc. Lấy lại được hơi rồi, lại chửi, rồi lại thở hồng hộc.
Hai bố con cứ chiều chiều lại xách chai đuổi nhau chạy vòng vòng quanh xóm nhỏ, giống y người ta chạy bộ thể dục. Hôm nào mà ông Tư với thằng Đẹt nghỉ “chạy bộ”, mấy bà trong xóm lại chẹp miệng kêu… buồn buồn.
Một lần, thằng Đẹt chạy đến cây sung trước cửa nhà tôi rồi, ông Tư vẫn còn lạch bạch chỗ cây gạo xa tít. Tôi túm áo nó cho nó dừng lại, bảo:
- Ngồi nghỉ chút mày. Bố mày còn lâu mới đuổi kịp.
Thằng Đẹt ngồi phịch xuống đất, thở hổn hển. Nhìn nó, tự dưng tôi thấy thương thương. Tôi mang ra cho nó cốc nước đá. Nó tu một hơi hết sạch, xong dốc cả đá vào mồm, nhai lốc cốc.
- Chạy vậy chắc mệt lắm nhỉ? – Tôi hỏi nó.
- Quen rồi. – Nó đáp cụt lủn.
Tôi lại hỏi tiếp:
- Sao mày không núp vào bụi cây nào đấy mà trốn, thế có đỡ phải chạy không?
- Không được đuổi tao thì ba tao chán lắm. Mà chán thì lại nốc rượu tiếp.
Giọng thằng Đẹt tỉnh bơ, nhưng trong thoáng chốc, tôi thấy nét mặt nó ỉu xìu.
- Thôi chết, ba tao chạy tới nơi rồi! – Đẹt kêu lên.
Nó vội vàng chồm dậy, chẳng buồn phủi áo phủi quần, co cẳng chạy về phía ruộng hành ven ao Ngâu. Ở phía ấy, mặt trời đang lặn.
Chiều hôm sau, bố con thằng Đẹt lại rượt nhau quanh xóm. Nhìn thằng Đẹt chạy đến đỏ mặt tía tai trông tội quá, tôi bèn nghĩ cách để giúp nó.
Lúc ông Tư say chạy ngang qua nhà tôi, tôi lấy cây sào phơi quần áo của mẹ, chìa ra đường để ngáng chân lão. Gã say lập tức ngã sấp mặt xuống đất. Tôi cứ lo ông ta sẽ bò dậy rồi xách chai đuổi tôi, nhưng may sao sự đã không xảy ra như thế. Sau cú vấp, ông Tư say nằm bẹp luôn trên mặt đường. Không phải là ông bị đập đầu ngất xỉu. Tôi nghe tiếng ông ngáy khò khò. Thì ra ông đã ngủ luôn trên mặt đường, thoải mái như người ta nằm đệm mút.
- Mày làm gì ba tao thế!
Thằng Đẹt kêu lên choe chóe, chạy hộc tốc về phía tôi. Tôi giải thích với nó là bố nó không làm sao cả, chỉ đang ngáy khò khò thôi, giờ thì khiêng ông ta về đi.
Đẹt hai tay chống nạnh, vênh mặt bảo tôi:
- Mày làm ba tao nằm bẹp thế kia, mày phải khiêng ba tao về!
Thế là, Đẹt khiêng đầu, tôi khiêng chân, hì hục mãi mới mang được ông Tư say về nhà.
Cũng nhờ lần đó mà tôi mới được vào trong nhà thằng Đẹt. Căn nhà nhỏ hẹp, vừa ngổn ngang, lại vừa trống rỗng. Trông nó giống cái nhà kho, mà lại không được ấm cúng bằng cái nhà kho.
- Mẹ mày đâu hả Đẹt? – Tôi thắc mắc.
- Can gì đến mày!
Nó lừ mắt nhìn tôi rồi xua tôi ra khỏi cửa.
- Về đi!
Nó nói và đóng sầm cửa vào mặt tôi.
Những ngày sau đó, cái kịch bản trên được lặp đi lặp lại. Thằng Đẹt bảo tôi là thằng dở hơi, đồ nhiều chuyện. Tôi tức lắm. Nhưng cứ mỗi khi nhìn cảnh nó chạy thục mạng về phía ruộng hành bên bờ ao nắng tắt, tôi lại thấy nó đáng thương.
Và ông Tư say cứ phải ngã sấp mặt xuống đường hoài.
$pageOut $pageInPhần 3
Ở trong lớp, thằng Đẹt là một học sinh tiêu biểu: học dốt tiêu biểu, đánh lộn tiêu biểu.
Nhà trường nhiều lần bắt nó viết đơn mời phụ huynh đến nói chuyện. Thằng Đẹt viết đơn, đưa cho ông Tư. Ông Tư, tay cầm chai rượu, tay cầm lá đơn, cầm ngược, một lát sau hỏi nó giấy viết gì đấy?
- Thư mời gặp ban giám hiệu nhà trường nói chuyện đó ba.
Ông Tư lại lè nhè: nói chuyện cóc khô gì cơ?
- Thì chuyện con học dốt, đánh lộn. – Thằng Đẹt đáp tỉnh queo.
Ông Tư phang chai rượu vào thành giường bằng sắt. Cái chai vỡ tan tành, thủy tinh rơi loảng xoảng. Cả xóm lại nghe thấy tiếng ông Tư say quát tháo thằng con vô tích sự oang oang mãi đến mười giờ tối.
Chửi mắng xong, ông lăn ra ngủ trên cái giường đầy vụn thủy tinh.
Thằng Đẹt chờ một lát cho bố ngủ say, khẽ ẩn người bố vào phía trong giường, lặng lẽ nhặt những mảnh thủy tinh lóng lánh, sắc lẻm.
Sáng sau, ông Tư say tỉnh dậy, rong xe đạp thẳng sang làng Ngâu nấu rượu, chẳng nhớ nổi là đã từng đọc một cái giấy mời.
Một lần hiếm hoi, ông Tư say không say. Thằng Đẹt hỏi bố nó:
- Rượu có ngon không ba?
- Hỏi lạ. Rượu là thuốc tiên ở trên đời.
Nói rồi, ông ngâm một câu bằng giọng ối á: “Nam vô tửu… như kỳ vô phong í a…”.
Lát sau, nghĩ ngợi gì, ông trừng mắt đe thằng Đẹt.
- Đừng có vớ vẩn bắt chước tao mà ăn đập nha mày!
Đẹt nhếch mép cười. Thế mà trước giờ tôi cứ tưởng trẻ thơ thì không biết cười nhếch mép.
$pageOut $pageInPhần 4
Thằng Đẹt đến lớp, người nồng nặc mùi rượu. Chân tay nó quờ quạng, mặt mũi đỏ phừng phừng. Tôi than thầm: Chết rồi, thằng Đẹt lại giống bố nó!
Thằng Đẹt ngật ngưỡng đi vòng quanh lớp, xé sách vở đứa nọ, quẳng lọ mực đứa kia, xong lao ra túm tóc thằng Đạt. Cả lũ con trai lớp tôi xông vào, tẩn cho nó một trận tơi bời. Tôi cũng xông vào, để can ngăn, nhưng không ngăn nổi. Kết quả là thằng Đẹt bị dần nát nhừ người, tôi cũng lĩnh trọn mấy quả đấm vào mặt.
Khi đó mới là giờ ra giữa tiết nhưng tôi vẫn cõng thằng Đẹt đi về. Tôi thoáng lo lắng về sự tan vỡ hình ảnh một đứa trò giỏi, ngoan ngoãn bấy lâu, nhưng chút lo lắng đó tan biến rất nhanh.
Cõng thằng Đẹt trên lưng, tôi ngạc nhiên khi thấy nó nhẹ bỗng như một que củi khô.
- Hàng ngày mày ăn gì hả Đẹt? – Tôi buột miệng hỏi.
Nó không trả lời, nhưng cũng không cắn cho tôi một phát. Thế nghĩa là nó đã đằm tính hơn rồi. Hoặc là nó đã quá kiệt sức. Gì cũng được, miễn không phải nó không trả lời vì không biết phải trả lời như thế nào, bởi nó không được ăn gì cả.
Đi đến cây ổi nhà bà Tuyên, tôi để Đẹt ngồi xuống gốc cây rồi nhặt một nắm sỏi, ném rụng được ba trái to gần bằng hai bàn tay người lớn úp lại. Ổi bà Tuyên vỏ vàng ươm, cùi dày, ít hột, vừa ngọt lại vừa thơm, mà tuyệt nhất là trồng chỉ để cho bọn trẻ con đến hái vì bà Tuyên không thích ăn ổi, cũng không bán ổi.
Tôi cầm một trái, lấy vạt áo đồng phục trắng tinh của mình lau sạch đất bụi trên vỏ và đưa cho Đẹt, bảo nó ăn đi.
Thằng Đẹt có vẻ thất thần. Tôi biết không phải vì nó vừa bị đánh cho một trận. Chắc cũng không phải vì say rượu nữa.
Nó cầm lấy quả ổi tôi đưa, chẳng nói gì, lẳng lặng cắn từng miếng cho đến kì hết sạch. Tôi lau bụi quả nữa, đưa tiếp cho nó. Quả này cũng lặng lẽ hết veo.
Ăn hết hai quả ổi, Đẹt có vẻ đã khá hơn. Tôi định lau nốt quả cuối cùng cho nó ăn thì nó ngăn lại, bảo:
“Để dành cho ba.”
Tôi thở dài, chợt nghĩ, nếu nó là ba của ba nó thì mọi thứ có lẽ đã tốt.
$pageOut $pageInPhần 5
Vụ thằng Đẹt say rượu rồi đánh lộn là giọt nước cuối cùng làm tràn ly.
Cô giáo chủ nhiệm tìm đến tận nhà nó, nói chuyện với ông Tư say. Tôi và thằng Đẹt núp sau cây sung ngoài cổng nghe ngóng. Tôi khều vai nó bảo:
- May ghê, hôm nay bố mày chưa say.
Đẹt cau mày, ừ hử trong cổ họng. Thế nghĩa là nó cũng thấy vậy là may mắn lắm.
Một lúc lâu sau, cô giáo đi về. Ông Tư say gọi thằng Đẹt vào nhà. Nó thủng thẳng đi vào, chẳng tỏ ra lo lắng mảy may, trong khi tôi thì lo sợ cồn cào rằng chuyến này chắc ông Tư dám xé xác nó quá!
Tôi không về mà vẫn thập thò ngoài cổng nhà thằng Đẹt, sẵn sàng cứu trợ nếu chẳng may ông Tư liệng chai vào đầu nó. Nhưng không có vẻ gì là ông Tư đang nổi khùng cả.
- Rượu ngon không mày? – Tiếng ông Tư hỏi.
- Ba hỏi lạ. Rượu là thuốc tiên ở trên đời.
Tôi nghe im lặng hồi lâu, rồi lại có tiếng ông Tư:
- Uống thuốc tiên rồi thì khỏi cần học hành chi nữa đúng không?
- …
- Vậy từ nay nghỉ học ở nhà nghe, ông trời con?
Thằng Đẹt im lìm. Sau cuối, nó đáp gọn lỏn:
- Dạ.
Thằng Đẹt bỏ ra ngoài sân. Lúc đi, lưng nó thẳng đuột, hai tay vung vẩy loạn xạ như hai vật thừa. Mắt nó đảo láo liên như đang nhìn tất cả, mà cũng như chẳng nhìn gì hết.
Sống mũi tôi chợt cay xè. Thằng Đẹt đang đi kia, đứng kia, mà sao tôi cứ thấy nó sụm dần, sụm dần như đồ chó con bất chợt bị đâm trúng vậy? …
Chiều, thằng Đẹt dạo vòng quanh xóm, hát hò ông ổng, tay vung vít cái chai thủy tinh, chân bước xiêu vẹo. Bước qua nó, tôi lại thấy sực lên mùi rượu.
- Mày lại uống rượu hả Đẹt?
Tôi túm áo nó lại, nhưng nó vùng ra, chĩa cái chai vào mặt tôi, lèm bèm:
- Tránh ra. Không tao cho một chai vào đầu nha mày!
Rồi Đẹt tiếp tục đi, vừa đi vừa hát. Nó tiến dần về phía ruộng hành ven ao Ngâu. Ở phía ấy, mặt trời đang lặn.
Tự nhiên lòng tôi trào lên những dự cảm chẳng lành. Nhìn thằng Đẹt bước ngược nắng sao trông giống như đang bước về miệng vực thẳm.
Tôi chạy hộc tốc đến lò rượu, miệng la toáng lên:
- Ông Tư say! Ông Tư say! Thằng Đẹt chết mất! Thằng Đẹt chết mất!
Chẳng hiểu sao tôi lại nói thế. Ông Tư lúc này vừa xong việc, và cũng đã ngà ngà say. Nghe tôi hò hét, ông giật mình nhổm dậy.
- Mày nói cái gì?
Tôi túm lấy vạt áo ông ta, lôi đi một mạch. Thế mà ông ta cũng chạy theo tôi.
Khi chúng tôi tới nơi, thằng Đẹt đang đứng giữa những luống hành xanh ngắt bên mé nước. Nắng chiều đổ xuống dòng nước loang loáng rồi hắt ngược về phía thằng nhỏ làm nó như rạng lên.
Thấy ông Tư, thằng Đẹt khua khua cái chai lên trời, gào lên bằng giọng như reo vui:
- Ba à! Con chết đây! Ba nhìn đi này! Con chết đây!
Ông Tư say mặt tái ngắt, chạy vội về phía nó, hốt hoảng kêu:
- Đẹt! Đẹt!
Nhưng thằng nhỏ đã ngã mình vào lòng nước rồi.
Ông Tư lao ùm xuống nước. Mặt ao khuấy động hồi lâu, rồi hai cái đầu đen thùi nhô lên. Thằng Đẹt bị quẳng lên bờ trước, sau đến ông Tư bò lên, ướt lóp ngóp. Hai bố con ngồi đè cả lên những luống hành, im lìm không nói năng. Bất chợt, ông Tư say ôm chầm lấy thằng Đẹt, vỗ bồm bồm bộp vào lưng nó, gọi thổn thức:
- Đẹt à! Đẹt à! …
Thằng Đẹt cũng òa khóc nức nở, kêu luôn miệng:
- Ba à! Ba à! …
Họ gọi nhau mãi, như thể đây mới là lần đầu nhận ra nhau. Trên gương mặt họ, có cái gì đó lấp lánh. Tôi tự nhủ: chắc là nước mắt.
Ông Tư say mà khóc? Thằng Đẹt mà khóc? Tất cả cứ như một chuyện hoang đường, mà cũng cứ như một lẽ dĩ nhiên.
Còn tôi, vì cớ gì mà mắt cũng ướt đầm thế này?
$pageOut
Gửi Bình Luận Facebook Blogger