Chúng ta đã nắm được âm mưu và ý đồ của Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh
trong việc chống phá cách mạng Việt Nam và ảo tưởng lật đổ chế độ xã hội
chủ nghĩa ở nước ta.
Lúc đầu,
chúng chỉ đặt ra mục đích “giải phóng” miền Nam Việt Nam, nhưng sau đó
được sự hậu thuẫn của các thế lực đế quốc và phản động quốc tế, Túy và
Hạnh điều chỉnh ý đồ chiến lược đầy tham vọng. Lê Quốc Túy đổi tên “Mặt
trận thống nhất các lực lượng yêu nước giải phóng Miền Nam Việt Nam”
thành “Mặt trận thống nhất các lực lượng yêu nước giải phóng Việt Nam”.
Qua bức điện của Túy gửi cho CM-12, chúng ta thấy y cũng rất phấn khởi và rất muốn vào “quốc nội” như Mai Văn Hạnh để kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của chúng. Ngày 10/5/1982, Lê Quốc Túy điện cho biết là: “C4 và C5 sẽ vào cuối tháng với 12K và 8,5 tấn phân gồm 630 cục đá. Chương trình 5 hôm, ngoài việc gặp với các tổ, mỗi tổ 3 giờ, phải dự trù nửa ngày cho C.5 S.G ( Lê Quốc Quân - TG) và bác Tư (Huỳnh Vĩnh Sanh – TG). Riêng cậu út và thím Ba một ngày. Nếu có thể bố trí cho tổ N.C.B, A.Đ. và C.T lưu lại trong suốt thời gian nói trên. Sắp đặt không cho các tổ biết nhau. Sẽ xác định trước vài hôm ngày tới”.
Sau khi quán triệt sự chỉ đạo của lãnh đạo Bộ và căn cứ vào thực tế, Ban chỉ đạo Kế hoạch CM-12 bàn rất kỹ và thống nhất kế hoạch đối phó với địch trong thời gian tới. Đồng chí Lê Tiền, Tổ phó Tổ An ninh K4/2 được đồng chí Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm cử ra Hà Nội báo cáo về kế hoạch đối phó của ta và xin chỉ thị của Bộ trưởng.
Thiếu tướng Lê Tiền, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, tham gia cách mạng từ lúc còn nhỏ, làm liên lạc cho Ủy ban Kháng chiến Liên khu 1, sau đó chuyển sang ngành công an. Trước khi vào miền Nam chiến đấu năm 1961, ông đã là Trưởng phòng Bảo vệ chính trị của Công an tỉnh Vĩnh Phúc. Khi vào miền Nam, ông chiến đấu ở chiến trường miền Tây Nam Bộ rồi ở miền Đông Nam Bộ. Ông có trí nhớ rất tuyệt vời và có tác phong làm việc cực kỳ tỉ mỉ, thận trọng. Cùng với đồng chí Nguyễn Phước Tân, đồng chí Lê Tiền là những trợ lý đắc lực của đồng chí Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm trong công tác an ninh.
Ngày 12/5/1982, đồng chí Lê Tiền bay ra Hà Nội. Bộ trưởng sắp xếp làm việc với đồng chí Lê Tiền vào buổi tối hôm đó, từ 7 giờ tối đến 9 giờ. Cùng dự có cả đồng chí Thứ trưởng Trần Đông. Đồng chí Lê Tiền báo cáo với đồng chí Bộ trưởng Phạm Hùng về nhận định về tình hình và kế hoạch đấu tranh của ta, trong đó có việc gây trở ngại để chưa cho Túy và Hạnh vào.
Sau khi hỏi thêm một số chi tiết, đồng chí Bộ trưởng Phạm Hùng và đồng chí Thứ trưởng Trần Đông trao đổi, nhận định tình hình, cân nhắc các tình huống có thể xảy ra, cuối cùng đồng chí Bộ trưởng kết luận như sau: Trong kế hoạch này ta nắm chặt toàn bộ lực lượng địch xâm nhập, vũ khí, phương tiện... Một phần lớn lực lượng nội địa của địch thông qua ta để móc ráp, tuy ta chưa biết hết mạng lưới ở dưới nhưng đã biết được một số tên nòng cốt của từng mạng lưới. Cho nên Túy và Hạnh vào dù có quyết định những chủ trương liều lĩnh nào đó, ta vẫn có đủ cách đối phó, địch có triển khai thêm lực lượng vào các địa bàn mới ta cũng có kinh nghiệm bắt chúng sử dụng theo ý định của ta. Bọn nội địa có thể có tên hung hăng, manh động, nếu thấy có nguy hiểm ta vẫn có thể chủ động đánh tỉa, bắt giữ, gây khó khăn, không để chúng hành động được. Cũng có thể có lúc địch nghi ngờ điều này, điều khác, ta phải làm cho địch tin bằng cách lý giải của ta. Có thể có lúc địch tạm dừng để xem xét, kiểm tra sau đó vẫn bắt buộc tiếp tục kế hoạch. Do đó, hiện nay ta nên kiên định kế hoạch đấu tranh, cho Túy và Hạnh vào để làm rõ thêm âm mưu, tổ chức và hành động sắp tới của chúng.
Đây là quyết định rất táo bạo nhưng được suy tính kỹ lưỡng trong việc cho cả Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh cùng vào, hơn nữa lại không kết thúc Kế hoạch CM-12 ngay mà vẫn cho hai tên đầu sỏ trở ra nước ngoài. Đồng chí Bộ trưởng cũng chỉ đạo cụ thể về kế hoạch đấu tranh của ta. Tuy nhiên, theo kế hoạch của địch, ta phải đối phó với hai vấn đề khá hóc búa như có cho chúng mang tiền giả vào hay không? Khi Túy và Hạnh vào kiểm tra có nên bắt hai tên đầu sỏ này hay chưa?
Lúc đầu Bộ trưởng Phạm Hùng không cho mang tiền giả vào. Phương án là có thể dùng lực lượng không quân ném bom tiêu diệt hai tàu B1 và B2 trên đường vào. Bộ trưởng Phạm Hùng có trao đổi phương án này với Đại tướng Văn Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Nhưng sau khi cân nhắc các yếu tố thì thấy có thể ảnh hưởng đến kế hoạch chung nên phương án này bị huỷ bỏ. Cuối cùng, Bộ trưởng Phạm Hùng chỉ đạo chấp nhận cho đưa tiền giả vào chỉ thị là bằng mọi giá kiên quyết không để lọt ra ngoài.
Vấn đề thứ hai thì qua tính toán, ta mới chỉ “hút” vào, bắt giữ và tiêu diệt khoảng gần 100 tên, trong khi đó ở trung tâm địch còn đang tuyển mộ thêm lực lượng, do vậy quyết định kiên trì mục tiêu chiến lược đã đề ra là “thu hút toàn bộ lực lượng của địch”, buộc chúng phải đưa hết lực lượng ở nước ngoài xâm nhập về theo kế hoạch của ta, tổ chức bắt gọn các toán gián điệp biệt kích, thu toàn bộ vũ khí, phương tiện. Vì vậy, lãnh đạo Bộ quyết định vẫn cho Túy và Hạnh trở ra sau khi “làm việc” để tính toán thực hiện chủ trương chiến lược.
Sau đó, đích thân Bộ trưởng Phạm Hùng vào TP HCM, kiểm tra công tác chuẩn bị “đón” Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh. Đặc biệt, trong chuyến này, theo kế hoạch của địch là đưa tiền giả (hàng đặc biệt) vào. Do đó, công việc nhận “hàng” lần này được bàn rất kỹ, nhất là số hàng “đặc biệt”. Công tác hậu cần phục vụ chiến dịch này được bảo đảm chu đáo, từ tàu thuyền, xe cộ, xăng dầu, lương thực, kinh phí, thuốc men. Mặt khác, trong Kế hoạch CM-12, chủ trương “dùng địch đánh địch” kể cả việc khai thác nguồn tài chính, một số cơ sở vật chất của địch cung cấp cho lực lượng “quốc nội” mà thực chất là của ta để đánh lại địch rất có hiệu quả.
Phải nói rằng, vào thời kỳ bao cấp, đất nước còn khó khăn, việc tổ chức được như thế là cả một vấn đề. Hơn nữa, lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước cũng rất quan tâm đến vấn đề này. Có lần đồng chí Phạm Hùng báo cáo với Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng về quá trình tổ chức đấu tranh với địch trong Kế hoạch CM-12, người đứng đầu Chính phủ ta lúc đó đã nói là sẵn sàng ưu tiên cho lực lượng an ninh, nếu cần thiết thì sẽ chi cả kinh phí đặc biệt của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng để đảm bảo cho kế hoạch đánh địch thắng lợi.
Tất cả các bộ phận được phân công đều triển khai nhiệm vụ một cách khẩn trương và Ban chỉ đạo phân công từng đồng chí chỉ huy kiểm tra và báo cáo kết quả chuẩn bị. Mọi việc cũng đã sẵn sàng để đón “C4, C5”.
Từ trái qua phải: Đồng chí Lê Thanh Vân (Sáu Ngọc), Giám đốc CA TPHCM và đồng chí Lê Tiền, kiểm tra "hàng đặc biệt" (tiền giả) mà ta thu được. |
Qua bức điện của Túy gửi cho CM-12, chúng ta thấy y cũng rất phấn khởi và rất muốn vào “quốc nội” như Mai Văn Hạnh để kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của chúng. Ngày 10/5/1982, Lê Quốc Túy điện cho biết là: “C4 và C5 sẽ vào cuối tháng với 12K và 8,5 tấn phân gồm 630 cục đá. Chương trình 5 hôm, ngoài việc gặp với các tổ, mỗi tổ 3 giờ, phải dự trù nửa ngày cho C.5 S.G ( Lê Quốc Quân - TG) và bác Tư (Huỳnh Vĩnh Sanh – TG). Riêng cậu út và thím Ba một ngày. Nếu có thể bố trí cho tổ N.C.B, A.Đ. và C.T lưu lại trong suốt thời gian nói trên. Sắp đặt không cho các tổ biết nhau. Sẽ xác định trước vài hôm ngày tới”.
Sau khi quán triệt sự chỉ đạo của lãnh đạo Bộ và căn cứ vào thực tế, Ban chỉ đạo Kế hoạch CM-12 bàn rất kỹ và thống nhất kế hoạch đối phó với địch trong thời gian tới. Đồng chí Lê Tiền, Tổ phó Tổ An ninh K4/2 được đồng chí Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm cử ra Hà Nội báo cáo về kế hoạch đối phó của ta và xin chỉ thị của Bộ trưởng.
Thiếu tướng Lê Tiền, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, tham gia cách mạng từ lúc còn nhỏ, làm liên lạc cho Ủy ban Kháng chiến Liên khu 1, sau đó chuyển sang ngành công an. Trước khi vào miền Nam chiến đấu năm 1961, ông đã là Trưởng phòng Bảo vệ chính trị của Công an tỉnh Vĩnh Phúc. Khi vào miền Nam, ông chiến đấu ở chiến trường miền Tây Nam Bộ rồi ở miền Đông Nam Bộ. Ông có trí nhớ rất tuyệt vời và có tác phong làm việc cực kỳ tỉ mỉ, thận trọng. Cùng với đồng chí Nguyễn Phước Tân, đồng chí Lê Tiền là những trợ lý đắc lực của đồng chí Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm trong công tác an ninh.
Ngày 12/5/1982, đồng chí Lê Tiền bay ra Hà Nội. Bộ trưởng sắp xếp làm việc với đồng chí Lê Tiền vào buổi tối hôm đó, từ 7 giờ tối đến 9 giờ. Cùng dự có cả đồng chí Thứ trưởng Trần Đông. Đồng chí Lê Tiền báo cáo với đồng chí Bộ trưởng Phạm Hùng về nhận định về tình hình và kế hoạch đấu tranh của ta, trong đó có việc gây trở ngại để chưa cho Túy và Hạnh vào.
Sau khi hỏi thêm một số chi tiết, đồng chí Bộ trưởng Phạm Hùng và đồng chí Thứ trưởng Trần Đông trao đổi, nhận định tình hình, cân nhắc các tình huống có thể xảy ra, cuối cùng đồng chí Bộ trưởng kết luận như sau: Trong kế hoạch này ta nắm chặt toàn bộ lực lượng địch xâm nhập, vũ khí, phương tiện... Một phần lớn lực lượng nội địa của địch thông qua ta để móc ráp, tuy ta chưa biết hết mạng lưới ở dưới nhưng đã biết được một số tên nòng cốt của từng mạng lưới. Cho nên Túy và Hạnh vào dù có quyết định những chủ trương liều lĩnh nào đó, ta vẫn có đủ cách đối phó, địch có triển khai thêm lực lượng vào các địa bàn mới ta cũng có kinh nghiệm bắt chúng sử dụng theo ý định của ta. Bọn nội địa có thể có tên hung hăng, manh động, nếu thấy có nguy hiểm ta vẫn có thể chủ động đánh tỉa, bắt giữ, gây khó khăn, không để chúng hành động được. Cũng có thể có lúc địch nghi ngờ điều này, điều khác, ta phải làm cho địch tin bằng cách lý giải của ta. Có thể có lúc địch tạm dừng để xem xét, kiểm tra sau đó vẫn bắt buộc tiếp tục kế hoạch. Do đó, hiện nay ta nên kiên định kế hoạch đấu tranh, cho Túy và Hạnh vào để làm rõ thêm âm mưu, tổ chức và hành động sắp tới của chúng.
Đây là quyết định rất táo bạo nhưng được suy tính kỹ lưỡng trong việc cho cả Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh cùng vào, hơn nữa lại không kết thúc Kế hoạch CM-12 ngay mà vẫn cho hai tên đầu sỏ trở ra nước ngoài. Đồng chí Bộ trưởng cũng chỉ đạo cụ thể về kế hoạch đấu tranh của ta. Tuy nhiên, theo kế hoạch của địch, ta phải đối phó với hai vấn đề khá hóc búa như có cho chúng mang tiền giả vào hay không? Khi Túy và Hạnh vào kiểm tra có nên bắt hai tên đầu sỏ này hay chưa?
Lúc đầu Bộ trưởng Phạm Hùng không cho mang tiền giả vào. Phương án là có thể dùng lực lượng không quân ném bom tiêu diệt hai tàu B1 và B2 trên đường vào. Bộ trưởng Phạm Hùng có trao đổi phương án này với Đại tướng Văn Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Nhưng sau khi cân nhắc các yếu tố thì thấy có thể ảnh hưởng đến kế hoạch chung nên phương án này bị huỷ bỏ. Cuối cùng, Bộ trưởng Phạm Hùng chỉ đạo chấp nhận cho đưa tiền giả vào chỉ thị là bằng mọi giá kiên quyết không để lọt ra ngoài.
Vấn đề thứ hai thì qua tính toán, ta mới chỉ “hút” vào, bắt giữ và tiêu diệt khoảng gần 100 tên, trong khi đó ở trung tâm địch còn đang tuyển mộ thêm lực lượng, do vậy quyết định kiên trì mục tiêu chiến lược đã đề ra là “thu hút toàn bộ lực lượng của địch”, buộc chúng phải đưa hết lực lượng ở nước ngoài xâm nhập về theo kế hoạch của ta, tổ chức bắt gọn các toán gián điệp biệt kích, thu toàn bộ vũ khí, phương tiện. Vì vậy, lãnh đạo Bộ quyết định vẫn cho Túy và Hạnh trở ra sau khi “làm việc” để tính toán thực hiện chủ trương chiến lược.
Sau đó, đích thân Bộ trưởng Phạm Hùng vào TP HCM, kiểm tra công tác chuẩn bị “đón” Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh. Đặc biệt, trong chuyến này, theo kế hoạch của địch là đưa tiền giả (hàng đặc biệt) vào. Do đó, công việc nhận “hàng” lần này được bàn rất kỹ, nhất là số hàng “đặc biệt”. Công tác hậu cần phục vụ chiến dịch này được bảo đảm chu đáo, từ tàu thuyền, xe cộ, xăng dầu, lương thực, kinh phí, thuốc men. Mặt khác, trong Kế hoạch CM-12, chủ trương “dùng địch đánh địch” kể cả việc khai thác nguồn tài chính, một số cơ sở vật chất của địch cung cấp cho lực lượng “quốc nội” mà thực chất là của ta để đánh lại địch rất có hiệu quả.
Phải nói rằng, vào thời kỳ bao cấp, đất nước còn khó khăn, việc tổ chức được như thế là cả một vấn đề. Hơn nữa, lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước cũng rất quan tâm đến vấn đề này. Có lần đồng chí Phạm Hùng báo cáo với Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng về quá trình tổ chức đấu tranh với địch trong Kế hoạch CM-12, người đứng đầu Chính phủ ta lúc đó đã nói là sẵn sàng ưu tiên cho lực lượng an ninh, nếu cần thiết thì sẽ chi cả kinh phí đặc biệt của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng để đảm bảo cho kế hoạch đánh địch thắng lợi.
Tất cả các bộ phận được phân công đều triển khai nhiệm vụ một cách khẩn trương và Ban chỉ đạo phân công từng đồng chí chỉ huy kiểm tra và báo cáo kết quả chuẩn bị. Mọi việc cũng đã sẵn sàng để đón “C4, C5”.
Gửi Bình Luận Facebook Blogger