Lời tự thú của tên trùm tình báo quốc xã: Là người hầu đại sứ Anh tại Thổ Nhĩ Kỳ, Elyesa Bazna đã bán tin cho người Đức trong Thế chiến II dưới mật danh “Cicero”.
Sáng ngày 28 tháng 10 năm 1943, sau khi đến chỗ làm, tôi chuẩn bị xem xét những bức điện gửi đến trong đêm qua thì H. Wagner, cánh tay phải của Ribbentrop (Joachim von Ribbentrop (1893-1946), ngoại trưởng Đức quốc xã, một trong những kiến trúc sư chủ chốt của hiệp ước không xâm lược Xô-Đức năm 1939, liên minh phe trục Đức-Italia-Nhật. Bị toà án Nuremberg kết án tử hình năm 1946 và bị treo cổ - ND) và hỏi xem chúng tôi có thể gặp vì một việc khẩn cấp không thể trì hoãn, không thể nói được trên điện thoại hay không.
Khi đến chỗ tôi, ông ta báo cáo về bức điện vừa mới nhận được từ von Papen (Franz von Papen (1879-1969), nhà ngoại giao Đức quốc xã, từng đóng vai trò lớn đưa Hitler lên nắm quyền năm 1933 và trở thành phó thủ tướng của Hitler tháng 1 năm 1933. Đại sứ tại áo (1934-1938) và tại Thổ Nhĩ Kỳ trong thời gian Thế chiến II - ND) và về một đề nghị lạ lùng của một người tự gọi mình là người hầu của đại sứ Anh tại Ankara (thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ). “Người hầu” đòi lập tức một khoản tiền to là 20.000 bảng Anh để đổi lấy các bức ảnh chụp lại những tài liệu tuyệt mật của đại sứ quán Anh. Sau này, ông ta còn định bán ảnh chụp lại các tài liệu đó với giá 15.000 bảng Anh cho mỗi cuộn phim tiếp sau. Xét đến việc tài liệu có liên quan đến những vấn đề mà tình báo quan tâm, nhưng là một việc rất khả nghi và mạo hiểm, nên Ribbentrop muốn biết ý kiến của cá nhân tôi là có nên tiếp nhận đề nghị này không.
Thoạt nhìn, cái trò này quả thật rất khả nghi. Tuy vậy, thông tin mà các nguồn khác cung cấp cho chúng tôi cho đến lúc đó lại rất chung chung và thật là dại dột khi xem thường một đề nghị như thế. Trong thời gian hoạt động trên trận tuyến vô hình, tôi thường buộc phải ra những quyết định mạo hiểm như thế và tôi đã có một trực cảm nào đó. Còn đề nghị thanh toán cho từng loạt ảnh chụp sau khi giao chúng cũng là một thứ bảo đảm nhất định. Nhưng dù sao thì tốt hơn vẫn là được xem qua nội dung các cuộn phim. Tôi không hề nghĩ Moisich, một tình báo viên thông minh và lọc lõi ở Ankara, lại không thể xử lý được vụ này.
Sau khi cân nhắc tất cả mọi yếu tố, tôi khuyên chấp nhận đề nghị và lập tức cử liên lạc viên mang ngay khoản tiền ban đầu lấy từ quỹ của cơ quan tình báo sang Ankara. Ribbentrop nhất trí với tôi và ông ta đã gửi điện thông báo điều đó cho von Papen. Ngày hôm sau, 20.000 bảng Anh đã được chuyển tới Ankara bằng máy bay liên lạc.
Tôi cực kỳ sốt ruột ngóng chờ tin của Moisich. Ba ngày sau tin đã về tới. Ông ta đã liên hệ với người đó và đặt bí danh quy ước cho anh ta là Piero. Người này tự giới thiệu với ông ta mình là phái viên của Janke, người mà Piero từng nhiều năm làm người hầu cho.
Khi đội lốt ngoại giao, Janke buộc phải đề phòng âm mưu quỷ kế của cơ quan tình báo đối phương nên không muốn liên lạc với Piero. Bởi vậy, ngay khi người kia xuất hiện ở nhà ông ta, ông ta lập tức chỉ ngay đến Moisich và ngay chiều đó đã tạo điều kiện cho họ gặp nhau.
Piero người tầm thước, xanh xao, với đôi mắt sâu và có chiếc cằm đầy cương nghị. Ông ta nói rất ít và tạo cho Moisich ấn tượng về một con người tàn bạo và rất có năng lực. Tất cả các câu trả lời của ông ta đều rõ ràng và chính xác. Sau cuộc nói chuyện ngắn, Moisich cảm thấy mình ở trong tình thế khó xử. Một mặt, đang làm việc trong cơ quan tình báo, ông ta tất nhiên là rất muốn chấp nhận đề nghị. Mặt khác, số tiền mà người kia đòi lại quá lớn và công việc thì lại mạo hiểm quá chừng. Hơn nữa, lúc đó trong tay Moisich cũng chả có lượng ngoại tệ lớn đến như thế.
Vấn đề còn phức tạp thêm ở chỗ Piero đặt thời hạn 3 ngày để Moisich phải trả lời. Piero hất tay về phía đại sứ quán Liên Xô để cảnh báo rằng ở đó đang có những khách hàng khác đang chờ đợi ông ta.
Khi Moisich nhận được những cuộn phim đầu tiên, ông ta đã cho hiện và xem lướt nội dung các phim chụp. Chỉ cần xem lướt qua hai cuộn phim đầu, ông ta cũng đã choáng váng. Ông ta lập tức liên lạc bằng vô tuyến điện qua von Papen với Ribbentrop. Sau khi nhận được các báo cáo của Piero, tôi tự mình xem các bức ảnh chụp. Toàn bộ thư từ tuyệt mật của sứ quán Anh ở Ankara với Bộ Ngoại giao Anh ở London đã lọt vào tay chúng ta như thế đấy. Trong đó, còn có những thư riêng của đại sứ Anh về quan hệ Anh-Thổ và Anh-Nga. Có giá trị rất lớn là danh mục đầy đủ các vật tư mà Mỹ cung cấp cho Liên Xô theo kế hoạch cho vay (lend-lease) năm 1942 và 1943. ở đây còn có một báo cáo tổng hợp của Bộ Ngoại giao Anh về kết quả cuộc gặp các ngoại trưởng vào tháng 10 năm 1943 ở Moskva.
Nội dung phim chụp cũng rất lôi cuốn làm tôi quên hết tất cả chỉ chúi đầu vào nghiên cứu các tài liệu này, thậm chí không đưa ra ngay những biện pháp mà trong những trường hợp như thế thì cương vị cục trưởng tình báo buộc tôi phải làm. Sau đó, tôi viết nhanh như sau:
1. Trình ngay lên Hitler các báo cáo thông qua Himmler.
2. Chuyển ngay tài liệu cho tướng Tile (cục trưởng trinh sát vô tuyến điện và mã thám OKW) để ông ta có thể bắt tay vào tìm khoá mật mã của Anh.
Bốn chuyên gia giải mã hàng đầu của Đức, trong đó có hai giáo sư toán đã làm việc liên tục mấy tuần liền cho đến khi “cắn vỡ” được một phần mã. Đó là một thành công lớn. Những nhận xét viết bên lề các tài liệu, ngày tháng mã hoá từ London và Ankara cũng thu hút sự chú ý. Những yếu tố đó có giá trị lớn đối với các chuyên viên của chúng tôi.
3. Các chuyên viên đã cố lập ra danh mục các câu hỏi mà họ cần phải khẳng định cho Hitler về tính xác thực của các tài liệu. Tất nhiên điều đó có ý nghĩa lớn nhất bởi vì nó cho phép quyết định có thể dùng tài liệu nhận được để tác động đến chính sách đối ngoại của nhà nước hay không.
4. Thông báo cho quốc vụ khanh Schteengraht về những biện pháp mà tôi đã áp dụng. Moisich sẽ chịu trách nhiệm tiến hành việc này (bởi vì số tiền là rất lớn, tôi đã hỏi quốc vụ khanh là số tiền này lấy từ nguồn nào. Schteengraht khuyên nên chi từ kinh phí của cơ quan tôi và nếu như chi phí quá lớn chúng tôi không chịu được thì bộ ngoại giao có thể nhận gánh một phần chi phí).
Không lâu sau, từ Istanbul đã nhận được bản điện mật mã thông báo Moisich được lệnh có mặt tại Berlin và báo cáo trực tiuếp cho Ribbentrop đầu đuôi câu chuyện. Tôi rất bực vì người ta không thèm bàn bạc với tôi về vấn đề này. Bởi vậy tôi đã thu xếp để Moisich gặp tôi trước khi đến gặp Ribbentrop. Tôi chẳng hề muốn để cho Cicero (bí danh của Elyesa Bazna (1905-1971), người Albania làm bồi phòng cho đại sứ Anh Hugh Knatchbull-Hugessen tại Thổ Nhĩ Kỳ. Cơ quan tình báo Đức SD đã trả 300.000 bảng Anh giả (sản xuất trong chiến dịch Bernhard) cho những tài liệu mà điệp viên này cung cấp. Khi vụ bạc giả bị khám phá sau chiến tranh, Bazna đã kiện chính quyền Đức, nhưng thất bại. Cuộc đời Cicero kết thúc trong nghèo đói - ND), cái tên mà von Papen đặt cho nhân vật kia, tuột khỏi tay mình. Buổi nói chuyện cặn kẽ đầu tiên với Moisich diễn ra vào ngày hôm sau sau khi ông ta đã gặp Ribbentrop. Chúng tôi cố tìm hiểu những động cơ nào đã thúc đẩy Cicero làm như thế. Lúc đó còn khó xác định giá trị của các phim chụp, nhưng chúng tôi đã quyết định rằng tiền nào của ấy. Kể cả những tài liệu này là do tình báo địch đẩy cho chúng tôi thì chúng tôi vẫn có lợi bởi vì một điều rất quan trọng là phải biết được kẻ địch dùng những phương tiện gì để mà đánh lạc hướng chúng. Nhưng cũng như đã nói với Moisich, tôi tin đây là tài liệu thật. Nó hoàn toàn phù hợp với bức tranh tình hình chính trị chung giống như tôi hình dung cho mình. Tôi quyết định không chỉ dừng lại ở việc đánh giá tài liệu, việc có trực tiếp nằm trong chức năng của cơ quan tình báo mà còn đi sâu vào giai đoạn ba - tìm cách sử dụng những thông tin thu được. Thông thường việc này không nằm trong thẩm quyền của cơ quan tình báo vì cơ quan tình báo chỉ dừng lại ở hai giai đoạn đầu là thu thập và đánh giá thông tin. Tuy nhiên, tình thế khó khăn của nước Đức đòi hỏi tôi phải sử dụng mọi khả năng của mình để giải quyết chính vấn đề này.
Tôi ra lệnh cho Moisich gửi ngay về Berlin tất cả những phim mà Cicero chuyển cho để các nhân viên của chúng tôi kịp nhân bản cho đủ số lượng phát cho những người quan tâm. Khi cần thiết, để hỗ trợ về kỹ thuật, chúng tôi tổ chức cho máy bay liên lạc đặc biệt bay tới Ankara hai lần một tuần. Chúng tôi cũng dự định cả việc cử khẩn cấp đến đó một chuyên gia với đầy đủ thiết bị cần thiết cho một phòng ảnh hiện đại. Trong thời gian thực hiện nhiệm vụ, chúng tôi trao cho Cicero quy chế ngoại giao.
Sau đó, chúng tôi đã bàn bạc một số vấn đề xung quanh Cicero. Chẳng hạn anh ta nói cha anh ta trong thời gian Thế chiến I sống ở Constantinople, ở đó ông ta bị lôi vào một vụ cãi lộn vì người chị gái và đã bị giết chết. Sau này, anh ta lại nói rằng cha anh ta bị người Anh giết trong một cuộc đi săn ở Albania. Chính điều đó đã khơi dậy lòng căm thù với người Anh và thúc đẩy anh ta đến những hành động cương quyết. Sự khác biệt giữa hai giả thiết lại một lần nữa làm suy giảm lòng tin đối với Cicero, tuy nhiên các tài liệu đã tự nói lên tất cả. Anh ta còn khẳng định hoàn toàn không biết tiếng Anh, sau này chúng tôi biết đó là sự nói dối trắng trợn. Tôi không quá chú trọng những chi tiết vặt vãnh này, nhưng chúng cũng gây ra những phiền toái không nhỏ và tôi phải mất nhiều công sức để thuyết phục Hitler và Himmler về độ tin cậy của các tài liệu nhận được của Cicero.
Đến cuối tháng 12, những nghi ngờ tăng mạnh, và cùng với chúng thì sự nghi ngờ về tính xác thực của các tài liệu cũng tăng theo. Vấn đề là ở chỗ chúng tôi phát hiện những vết ngón tay của anh ta trên một bức ảnh. Cicero luôn khẳng định rằng anh ta tự chụp ảnh mà không hề có sự giúp đỡ của ai và để làm thế anh ta đã phải tập chụp lại tài liệu trong hai năm trời. Anh ta còn kể cho chúng tôi về phương pháp làm việc của mình nữa: là một người hầu của đại sứ Anh, anh ta hiển nhiên phải hầu hạ ông ta khi cởi quần áo. Viên đại sứ có thói quen uống thuốc ngủ trước khi đi ngủ bởi vậy khi ông ta đã ngủ, Cicero ở lại phòng để làm sạch quần áo cho chủ. Nhờ đó anh ta có cơ hội lấy ra chùm chìa khoá, mở két và chụp tài liệu dưới ánh sáng mạnh bằng chiếc máy ảnh Leika mà chúng tôi đã trang bị cho anh ta. Sau chừng nửa giờ, tất cả tài liệu được xếp vào chỗ cũ, còn những chiếc quần dài của chủ nhân đã được chải sạch và thế là xong. ấy vậy mà bỗng nhiên lại có vết ngón tay của chính Cicero!
Sau khi bàn bạc với các chuyên viên đang cố dựng lại những hành động của Cicero, chúng tôi đã đi đến kết luận rằng, anh ta không thể một tay giữ tài liệu, còn tay kia lại điều khiển được chiếc máy ảnh Leika. Các chuyên viên của tôi kết luận: Cicero làm việc không phải một mình.
Điều đó cho thấy anh ta không trung thực, nhưng điều đó vẫn không có nghĩa là các tài liệu là giả. Còn chúng tôi nhờ các tài liệu này mà đã khám phá được khoá mã ngoại giao của người Anh. Một trong những tin quan trọng đầu tiên mà chúng tôi gặp trong tài liệu của Cicero là tin tức về cuộc đổ bộ vào nước Pháp đang được chuẩn bị. Chiến dịch có mật danh Overload. Khi đụng phải cái tên này, tôi liên lạc với tướng Tile và ông này lập tức áp dụng các biện pháp để chúng tôi có thể xác định ở đâu và vào lúc nào cái từ Overload xuất hiện trong các bức điện mật mã của địch.
Các chuyên gia đưa ra ý kiến Cicero có thể dùng sáp chuẩn bị sẵn chuẩn bị riêng để lấy mẫu chìa khoá két. Để làm việc đó, chúng tôi đã gửi tài liệu hướng dẫn cho ông ta và một hộp sáp nhỏ dùng để chứa khuôn dập chìa khóa gửi về Berlin. Sau một thời gian ngắn, mẫu chìa khoá đã nằm trước mặt chúng tôi và các nghệ nhân của chúng tôi bắt tay vào làm việc. Ba ngày sau, chìa khoá chiếc két của đại sứ Anh ở Ankara đã nằm trên bàn tôi.
Cicero mừng khôn tả vì điều đó và còn nói chìa khoá mới còn tốt hơn cả chìa khoá thật, bây giờ có thể tiến hành công việc của mình một cách an toàn hơn.
Sau khi nước Đức bại trận, trong thời gian tôi đang bị điều tra, một sĩ quan Anh chở tôi từ Richmond tới khu vực London, nơi một uỷ ban đặc biệt Anh-Mỹ về mật mã và giải mã tiến hành thẩm vấn, đột nhiên hỏi:
- Ông đánh giá thế nào về ngài Moisich?
Tôi chẳng muốn trả lời câu hỏi và chỉ nhún vai.
- Đó là một người rất có năng lực, phải thế không ạ? - viên sĩ quan tiếp tục.
Và một lần nữa tôi lại trả lời bằng cử chỉ thờ ơ đó. Lúc đó thì anh chàng người Anh nhận xét:
- Ông biết đấy, Moisich đã báo cáo cho chúng tôi rằng ông ta là người Do Thái và ông đã buộc ông ta phải gia nhập SS và làm việc cho ông dưới sự đe doạ của họng súng.
Lần đầu tiên từ lúc bị giam giữ, tôi bật cười. Moisich và tôi luôn làm việc với nhau trên cơ sở cực kỳ thân tình.
Ngoài các bản thảo các bản điện mật mã do Sir Knatchbull-Hugessen viết về các vấn đề quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Anh, trong số các tài liệu do Cicero cung cấp còn có:
1. Báo cáo về hội nghị ở Cairo vào tháng 11 năm 1943 giữa Roosevelt, Churchill và Tưởng Giới Thạch. Phần quan trọng nhất của hội nghị và lời hứa của Roosevelt trả lại Mãn Châu Lý cho Trung Quốc sau khi đánh bại Nhật Bản. Bởi vậy, chúng tôi ngạc nhiên khôn tả khi vào cuối tháng 2 năm 1945, một điệp viên của chúng tôi báo tin giữa Mỹ và Nga đã đạt được thoả thuận bí mật về vấn đề này. Không hề bàn bạc với Tưởng Giới Thạch, Roosevelt đã nhất trí trao cho Nga tuyến đường sắt xuyên Mãn Châu Lý và các hải cảng Port-Arthur, Đại Liên. Và tất cả cái đó là để người Nga đồng ý tuyên chiến với Nhật ba tháng sau. Thật khó mà thuyết phục để các lãnh tụ của chúng ta tin Hoa Kỳ đã thực sự làm điều đó.
2. Báo cáo về hội nghị Teheran (từ ngày 28 tháng 11 đến ngày 2 tháng 12 năm 1943 giữa Roosevelt, Churchill và Stalin) và về các cuộc hội đàm của các tướng lĩnh đồng minh diễn ra ở đó. Trong quá trình nghiên cứu các tài liệu này, đã hoàn toàn sáng tỏ một điều là mặc dù còn tồn tại những bất đồng về quân sự cũng như chính trị, nhưng tại hội nghị này về đại thể chúng đã được vượt qua. Chúng tôi tin tưởng đến 60% là Churchill không thể trì hoãn kế hoạch mở mặt trận thứ hai của mình ở Ban căng. Rõ ràng là các cố vấn quân sự của Roosevelt đã đóng vai trò quyết định trong vấn đề này. Bối cảnh chính trị ở Ban căng có thể rất phức tạp và bất trắc; ngoài ra, một chiến lược như thế đã tạo ra ưu thế cho các lợi ích của Anh ở Đông Nam Âu, và Roosevelt trong khi đó vẫn đang lo ngại khả năng thực hiện các cuộc tiếp xúc Nga-Đức.
Từ trong các tài liệu mà Cicero chụp được, chúng tôi biết được quy chế đặc biệt mà các nước đồng minh bảo đảm giành cho Thổ Nhĩ Kỳ. Đáng tiếc là người ta không nói gì về Hy Lạp. Tuy nhiên, một điều không còn nghi ngờ gì nữa là với thoả thuận đạt được ở Teheran thì Ba Lan, Hungary, Rumani và Nam Tư đã chuyển sang nằm dưới sự “bảo trợ” của quân đội Xôviết.
Việc nghiên cứu các tài liệu này đã gây ra một ấn tượng kinh hoàng. Không ai hiểu được các kết luận và đánh giá của chúng tôi đối với những tài liệu được cung cấp. Chỉ có mỗi mình Ribbentrop là vẫn cố đọc như trước và luôn nhìn thấy sự căng thẳng ngày càng gia tăng giữa Nga và các nước đồng minh phương Tây và tất nhiên là vẫn tìm kiếm sự ủng hộ cho những suy tính hồ đồ của mình qua gương mặt của ông chủ.
Chẳng khó khăn gì lắm để đoán trước phản ứng của Hitler. Ông ta tuyên bố rằng, bây giờ, hơn bất cứ lúc nào khác, cần phải tập trung mọi lực lượng cho cuộc chiến tranh tổng lực. Các tài liệu của Cicero rõ ràng là đã dẫn Himmler đến tình trạng do dự, không quyết đoán. Ngay trước Lễ Giáng sinh, ông ta cho gọi tôi tới. Trong khi báo cáo, ông ta đột ngột ngắt lời tôi: “Schellenberg, bây giờ tự tôi đã thấy cái gì đó sẽ phải xảy ra. Chỉ có điều tất cả chuyện này là phức tạp và nặng nề...”.
Tôi không thể tin vào tai mình, còn ông ta lại nói tiếp: “Ơn Chúa, ông đừng mất liên hệ với Sir Hewitt. Ông sẽ nói cho ông ta biết là tôi đã sẵn sàng gặp ông ấy để bàn bạc đấy chứ?”
Từ lúc đó, những đòn đánh của số phận liên tiếp ập xuống chúng tôi. Trong các tài liệu của Cicero có nói quy chế trung lập của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không còn tồn tại lâu nữa. Từng bước, Thổ Nhĩ Kỳ đang chuyển sang phía đồng minh. Các nhà ngoại giao Thổ hành động thận trọng và đúng theo kế hoạch, nghĩa là đúng như được mô tả trong các báo cáo của Bộ Ngoại giao Anh.
Đâu đó trong khoảng tháng 2 hay tháng 3 năm 1944, Cicero ngừng cung cấp tin cho chúng tôi, vào tháng 4, Thổ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đức và gia nhập phe đồng minh.
Elyesa Bazna được cho là một trong nguồn tin hàng đầu của phe Trục
Sáng ngày 28 tháng 10 năm 1943, sau khi đến chỗ làm, tôi chuẩn bị xem xét những bức điện gửi đến trong đêm qua thì H. Wagner, cánh tay phải của Ribbentrop (Joachim von Ribbentrop (1893-1946), ngoại trưởng Đức quốc xã, một trong những kiến trúc sư chủ chốt của hiệp ước không xâm lược Xô-Đức năm 1939, liên minh phe trục Đức-Italia-Nhật. Bị toà án Nuremberg kết án tử hình năm 1946 và bị treo cổ - ND) và hỏi xem chúng tôi có thể gặp vì một việc khẩn cấp không thể trì hoãn, không thể nói được trên điện thoại hay không.
Khi đến chỗ tôi, ông ta báo cáo về bức điện vừa mới nhận được từ von Papen (Franz von Papen (1879-1969), nhà ngoại giao Đức quốc xã, từng đóng vai trò lớn đưa Hitler lên nắm quyền năm 1933 và trở thành phó thủ tướng của Hitler tháng 1 năm 1933. Đại sứ tại áo (1934-1938) và tại Thổ Nhĩ Kỳ trong thời gian Thế chiến II - ND) và về một đề nghị lạ lùng của một người tự gọi mình là người hầu của đại sứ Anh tại Ankara (thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ). “Người hầu” đòi lập tức một khoản tiền to là 20.000 bảng Anh để đổi lấy các bức ảnh chụp lại những tài liệu tuyệt mật của đại sứ quán Anh. Sau này, ông ta còn định bán ảnh chụp lại các tài liệu đó với giá 15.000 bảng Anh cho mỗi cuộn phim tiếp sau. Xét đến việc tài liệu có liên quan đến những vấn đề mà tình báo quan tâm, nhưng là một việc rất khả nghi và mạo hiểm, nên Ribbentrop muốn biết ý kiến của cá nhân tôi là có nên tiếp nhận đề nghị này không.
Thoạt nhìn, cái trò này quả thật rất khả nghi. Tuy vậy, thông tin mà các nguồn khác cung cấp cho chúng tôi cho đến lúc đó lại rất chung chung và thật là dại dột khi xem thường một đề nghị như thế. Trong thời gian hoạt động trên trận tuyến vô hình, tôi thường buộc phải ra những quyết định mạo hiểm như thế và tôi đã có một trực cảm nào đó. Còn đề nghị thanh toán cho từng loạt ảnh chụp sau khi giao chúng cũng là một thứ bảo đảm nhất định. Nhưng dù sao thì tốt hơn vẫn là được xem qua nội dung các cuộn phim. Tôi không hề nghĩ Moisich, một tình báo viên thông minh và lọc lõi ở Ankara, lại không thể xử lý được vụ này.
Sau khi cân nhắc tất cả mọi yếu tố, tôi khuyên chấp nhận đề nghị và lập tức cử liên lạc viên mang ngay khoản tiền ban đầu lấy từ quỹ của cơ quan tình báo sang Ankara. Ribbentrop nhất trí với tôi và ông ta đã gửi điện thông báo điều đó cho von Papen. Ngày hôm sau, 20.000 bảng Anh đã được chuyển tới Ankara bằng máy bay liên lạc.
Tôi cực kỳ sốt ruột ngóng chờ tin của Moisich. Ba ngày sau tin đã về tới. Ông ta đã liên hệ với người đó và đặt bí danh quy ước cho anh ta là Piero. Người này tự giới thiệu với ông ta mình là phái viên của Janke, người mà Piero từng nhiều năm làm người hầu cho.
Khi đội lốt ngoại giao, Janke buộc phải đề phòng âm mưu quỷ kế của cơ quan tình báo đối phương nên không muốn liên lạc với Piero. Bởi vậy, ngay khi người kia xuất hiện ở nhà ông ta, ông ta lập tức chỉ ngay đến Moisich và ngay chiều đó đã tạo điều kiện cho họ gặp nhau.
Piero người tầm thước, xanh xao, với đôi mắt sâu và có chiếc cằm đầy cương nghị. Ông ta nói rất ít và tạo cho Moisich ấn tượng về một con người tàn bạo và rất có năng lực. Tất cả các câu trả lời của ông ta đều rõ ràng và chính xác. Sau cuộc nói chuyện ngắn, Moisich cảm thấy mình ở trong tình thế khó xử. Một mặt, đang làm việc trong cơ quan tình báo, ông ta tất nhiên là rất muốn chấp nhận đề nghị. Mặt khác, số tiền mà người kia đòi lại quá lớn và công việc thì lại mạo hiểm quá chừng. Hơn nữa, lúc đó trong tay Moisich cũng chả có lượng ngoại tệ lớn đến như thế.
Vấn đề còn phức tạp thêm ở chỗ Piero đặt thời hạn 3 ngày để Moisich phải trả lời. Piero hất tay về phía đại sứ quán Liên Xô để cảnh báo rằng ở đó đang có những khách hàng khác đang chờ đợi ông ta.
Khi Moisich nhận được những cuộn phim đầu tiên, ông ta đã cho hiện và xem lướt nội dung các phim chụp. Chỉ cần xem lướt qua hai cuộn phim đầu, ông ta cũng đã choáng váng. Ông ta lập tức liên lạc bằng vô tuyến điện qua von Papen với Ribbentrop. Sau khi nhận được các báo cáo của Piero, tôi tự mình xem các bức ảnh chụp. Toàn bộ thư từ tuyệt mật của sứ quán Anh ở Ankara với Bộ Ngoại giao Anh ở London đã lọt vào tay chúng ta như thế đấy. Trong đó, còn có những thư riêng của đại sứ Anh về quan hệ Anh-Thổ và Anh-Nga. Có giá trị rất lớn là danh mục đầy đủ các vật tư mà Mỹ cung cấp cho Liên Xô theo kế hoạch cho vay (lend-lease) năm 1942 và 1943. ở đây còn có một báo cáo tổng hợp của Bộ Ngoại giao Anh về kết quả cuộc gặp các ngoại trưởng vào tháng 10 năm 1943 ở Moskva.
Nội dung phim chụp cũng rất lôi cuốn làm tôi quên hết tất cả chỉ chúi đầu vào nghiên cứu các tài liệu này, thậm chí không đưa ra ngay những biện pháp mà trong những trường hợp như thế thì cương vị cục trưởng tình báo buộc tôi phải làm. Sau đó, tôi viết nhanh như sau:
1. Trình ngay lên Hitler các báo cáo thông qua Himmler.
2. Chuyển ngay tài liệu cho tướng Tile (cục trưởng trinh sát vô tuyến điện và mã thám OKW) để ông ta có thể bắt tay vào tìm khoá mật mã của Anh.
Bốn chuyên gia giải mã hàng đầu của Đức, trong đó có hai giáo sư toán đã làm việc liên tục mấy tuần liền cho đến khi “cắn vỡ” được một phần mã. Đó là một thành công lớn. Những nhận xét viết bên lề các tài liệu, ngày tháng mã hoá từ London và Ankara cũng thu hút sự chú ý. Những yếu tố đó có giá trị lớn đối với các chuyên viên của chúng tôi.
3. Các chuyên viên đã cố lập ra danh mục các câu hỏi mà họ cần phải khẳng định cho Hitler về tính xác thực của các tài liệu. Tất nhiên điều đó có ý nghĩa lớn nhất bởi vì nó cho phép quyết định có thể dùng tài liệu nhận được để tác động đến chính sách đối ngoại của nhà nước hay không.
4. Thông báo cho quốc vụ khanh Schteengraht về những biện pháp mà tôi đã áp dụng. Moisich sẽ chịu trách nhiệm tiến hành việc này (bởi vì số tiền là rất lớn, tôi đã hỏi quốc vụ khanh là số tiền này lấy từ nguồn nào. Schteengraht khuyên nên chi từ kinh phí của cơ quan tôi và nếu như chi phí quá lớn chúng tôi không chịu được thì bộ ngoại giao có thể nhận gánh một phần chi phí).
Không lâu sau, từ Istanbul đã nhận được bản điện mật mã thông báo Moisich được lệnh có mặt tại Berlin và báo cáo trực tiuếp cho Ribbentrop đầu đuôi câu chuyện. Tôi rất bực vì người ta không thèm bàn bạc với tôi về vấn đề này. Bởi vậy tôi đã thu xếp để Moisich gặp tôi trước khi đến gặp Ribbentrop. Tôi chẳng hề muốn để cho Cicero (bí danh của Elyesa Bazna (1905-1971), người Albania làm bồi phòng cho đại sứ Anh Hugh Knatchbull-Hugessen tại Thổ Nhĩ Kỳ. Cơ quan tình báo Đức SD đã trả 300.000 bảng Anh giả (sản xuất trong chiến dịch Bernhard) cho những tài liệu mà điệp viên này cung cấp. Khi vụ bạc giả bị khám phá sau chiến tranh, Bazna đã kiện chính quyền Đức, nhưng thất bại. Cuộc đời Cicero kết thúc trong nghèo đói - ND), cái tên mà von Papen đặt cho nhân vật kia, tuột khỏi tay mình. Buổi nói chuyện cặn kẽ đầu tiên với Moisich diễn ra vào ngày hôm sau sau khi ông ta đã gặp Ribbentrop. Chúng tôi cố tìm hiểu những động cơ nào đã thúc đẩy Cicero làm như thế. Lúc đó còn khó xác định giá trị của các phim chụp, nhưng chúng tôi đã quyết định rằng tiền nào của ấy. Kể cả những tài liệu này là do tình báo địch đẩy cho chúng tôi thì chúng tôi vẫn có lợi bởi vì một điều rất quan trọng là phải biết được kẻ địch dùng những phương tiện gì để mà đánh lạc hướng chúng. Nhưng cũng như đã nói với Moisich, tôi tin đây là tài liệu thật. Nó hoàn toàn phù hợp với bức tranh tình hình chính trị chung giống như tôi hình dung cho mình. Tôi quyết định không chỉ dừng lại ở việc đánh giá tài liệu, việc có trực tiếp nằm trong chức năng của cơ quan tình báo mà còn đi sâu vào giai đoạn ba - tìm cách sử dụng những thông tin thu được. Thông thường việc này không nằm trong thẩm quyền của cơ quan tình báo vì cơ quan tình báo chỉ dừng lại ở hai giai đoạn đầu là thu thập và đánh giá thông tin. Tuy nhiên, tình thế khó khăn của nước Đức đòi hỏi tôi phải sử dụng mọi khả năng của mình để giải quyết chính vấn đề này.
Tôi ra lệnh cho Moisich gửi ngay về Berlin tất cả những phim mà Cicero chuyển cho để các nhân viên của chúng tôi kịp nhân bản cho đủ số lượng phát cho những người quan tâm. Khi cần thiết, để hỗ trợ về kỹ thuật, chúng tôi tổ chức cho máy bay liên lạc đặc biệt bay tới Ankara hai lần một tuần. Chúng tôi cũng dự định cả việc cử khẩn cấp đến đó một chuyên gia với đầy đủ thiết bị cần thiết cho một phòng ảnh hiện đại. Trong thời gian thực hiện nhiệm vụ, chúng tôi trao cho Cicero quy chế ngoại giao.
Sau đó, chúng tôi đã bàn bạc một số vấn đề xung quanh Cicero. Chẳng hạn anh ta nói cha anh ta trong thời gian Thế chiến I sống ở Constantinople, ở đó ông ta bị lôi vào một vụ cãi lộn vì người chị gái và đã bị giết chết. Sau này, anh ta lại nói rằng cha anh ta bị người Anh giết trong một cuộc đi săn ở Albania. Chính điều đó đã khơi dậy lòng căm thù với người Anh và thúc đẩy anh ta đến những hành động cương quyết. Sự khác biệt giữa hai giả thiết lại một lần nữa làm suy giảm lòng tin đối với Cicero, tuy nhiên các tài liệu đã tự nói lên tất cả. Anh ta còn khẳng định hoàn toàn không biết tiếng Anh, sau này chúng tôi biết đó là sự nói dối trắng trợn. Tôi không quá chú trọng những chi tiết vặt vãnh này, nhưng chúng cũng gây ra những phiền toái không nhỏ và tôi phải mất nhiều công sức để thuyết phục Hitler và Himmler về độ tin cậy của các tài liệu nhận được của Cicero.
Đến cuối tháng 12, những nghi ngờ tăng mạnh, và cùng với chúng thì sự nghi ngờ về tính xác thực của các tài liệu cũng tăng theo. Vấn đề là ở chỗ chúng tôi phát hiện những vết ngón tay của anh ta trên một bức ảnh. Cicero luôn khẳng định rằng anh ta tự chụp ảnh mà không hề có sự giúp đỡ của ai và để làm thế anh ta đã phải tập chụp lại tài liệu trong hai năm trời. Anh ta còn kể cho chúng tôi về phương pháp làm việc của mình nữa: là một người hầu của đại sứ Anh, anh ta hiển nhiên phải hầu hạ ông ta khi cởi quần áo. Viên đại sứ có thói quen uống thuốc ngủ trước khi đi ngủ bởi vậy khi ông ta đã ngủ, Cicero ở lại phòng để làm sạch quần áo cho chủ. Nhờ đó anh ta có cơ hội lấy ra chùm chìa khoá, mở két và chụp tài liệu dưới ánh sáng mạnh bằng chiếc máy ảnh Leika mà chúng tôi đã trang bị cho anh ta. Sau chừng nửa giờ, tất cả tài liệu được xếp vào chỗ cũ, còn những chiếc quần dài của chủ nhân đã được chải sạch và thế là xong. ấy vậy mà bỗng nhiên lại có vết ngón tay của chính Cicero!
Sau khi bàn bạc với các chuyên viên đang cố dựng lại những hành động của Cicero, chúng tôi đã đi đến kết luận rằng, anh ta không thể một tay giữ tài liệu, còn tay kia lại điều khiển được chiếc máy ảnh Leika. Các chuyên viên của tôi kết luận: Cicero làm việc không phải một mình.
Điều đó cho thấy anh ta không trung thực, nhưng điều đó vẫn không có nghĩa là các tài liệu là giả. Còn chúng tôi nhờ các tài liệu này mà đã khám phá được khoá mã ngoại giao của người Anh. Một trong những tin quan trọng đầu tiên mà chúng tôi gặp trong tài liệu của Cicero là tin tức về cuộc đổ bộ vào nước Pháp đang được chuẩn bị. Chiến dịch có mật danh Overload. Khi đụng phải cái tên này, tôi liên lạc với tướng Tile và ông này lập tức áp dụng các biện pháp để chúng tôi có thể xác định ở đâu và vào lúc nào cái từ Overload xuất hiện trong các bức điện mật mã của địch.
Các chuyên gia đưa ra ý kiến Cicero có thể dùng sáp chuẩn bị sẵn chuẩn bị riêng để lấy mẫu chìa khoá két. Để làm việc đó, chúng tôi đã gửi tài liệu hướng dẫn cho ông ta và một hộp sáp nhỏ dùng để chứa khuôn dập chìa khóa gửi về Berlin. Sau một thời gian ngắn, mẫu chìa khoá đã nằm trước mặt chúng tôi và các nghệ nhân của chúng tôi bắt tay vào làm việc. Ba ngày sau, chìa khoá chiếc két của đại sứ Anh ở Ankara đã nằm trên bàn tôi.
Cicero mừng khôn tả vì điều đó và còn nói chìa khoá mới còn tốt hơn cả chìa khoá thật, bây giờ có thể tiến hành công việc của mình một cách an toàn hơn.
Sau khi nước Đức bại trận, trong thời gian tôi đang bị điều tra, một sĩ quan Anh chở tôi từ Richmond tới khu vực London, nơi một uỷ ban đặc biệt Anh-Mỹ về mật mã và giải mã tiến hành thẩm vấn, đột nhiên hỏi:
- Ông đánh giá thế nào về ngài Moisich?
Tôi chẳng muốn trả lời câu hỏi và chỉ nhún vai.
- Đó là một người rất có năng lực, phải thế không ạ? - viên sĩ quan tiếp tục.
Và một lần nữa tôi lại trả lời bằng cử chỉ thờ ơ đó. Lúc đó thì anh chàng người Anh nhận xét:
- Ông biết đấy, Moisich đã báo cáo cho chúng tôi rằng ông ta là người Do Thái và ông đã buộc ông ta phải gia nhập SS và làm việc cho ông dưới sự đe doạ của họng súng.
Lần đầu tiên từ lúc bị giam giữ, tôi bật cười. Moisich và tôi luôn làm việc với nhau trên cơ sở cực kỳ thân tình.
Ngoài các bản thảo các bản điện mật mã do Sir Knatchbull-Hugessen viết về các vấn đề quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Anh, trong số các tài liệu do Cicero cung cấp còn có:
1. Báo cáo về hội nghị ở Cairo vào tháng 11 năm 1943 giữa Roosevelt, Churchill và Tưởng Giới Thạch. Phần quan trọng nhất của hội nghị và lời hứa của Roosevelt trả lại Mãn Châu Lý cho Trung Quốc sau khi đánh bại Nhật Bản. Bởi vậy, chúng tôi ngạc nhiên khôn tả khi vào cuối tháng 2 năm 1945, một điệp viên của chúng tôi báo tin giữa Mỹ và Nga đã đạt được thoả thuận bí mật về vấn đề này. Không hề bàn bạc với Tưởng Giới Thạch, Roosevelt đã nhất trí trao cho Nga tuyến đường sắt xuyên Mãn Châu Lý và các hải cảng Port-Arthur, Đại Liên. Và tất cả cái đó là để người Nga đồng ý tuyên chiến với Nhật ba tháng sau. Thật khó mà thuyết phục để các lãnh tụ của chúng ta tin Hoa Kỳ đã thực sự làm điều đó.
2. Báo cáo về hội nghị Teheran (từ ngày 28 tháng 11 đến ngày 2 tháng 12 năm 1943 giữa Roosevelt, Churchill và Stalin) và về các cuộc hội đàm của các tướng lĩnh đồng minh diễn ra ở đó. Trong quá trình nghiên cứu các tài liệu này, đã hoàn toàn sáng tỏ một điều là mặc dù còn tồn tại những bất đồng về quân sự cũng như chính trị, nhưng tại hội nghị này về đại thể chúng đã được vượt qua. Chúng tôi tin tưởng đến 60% là Churchill không thể trì hoãn kế hoạch mở mặt trận thứ hai của mình ở Ban căng. Rõ ràng là các cố vấn quân sự của Roosevelt đã đóng vai trò quyết định trong vấn đề này. Bối cảnh chính trị ở Ban căng có thể rất phức tạp và bất trắc; ngoài ra, một chiến lược như thế đã tạo ra ưu thế cho các lợi ích của Anh ở Đông Nam Âu, và Roosevelt trong khi đó vẫn đang lo ngại khả năng thực hiện các cuộc tiếp xúc Nga-Đức.
Từ trong các tài liệu mà Cicero chụp được, chúng tôi biết được quy chế đặc biệt mà các nước đồng minh bảo đảm giành cho Thổ Nhĩ Kỳ. Đáng tiếc là người ta không nói gì về Hy Lạp. Tuy nhiên, một điều không còn nghi ngờ gì nữa là với thoả thuận đạt được ở Teheran thì Ba Lan, Hungary, Rumani và Nam Tư đã chuyển sang nằm dưới sự “bảo trợ” của quân đội Xôviết.
Việc nghiên cứu các tài liệu này đã gây ra một ấn tượng kinh hoàng. Không ai hiểu được các kết luận và đánh giá của chúng tôi đối với những tài liệu được cung cấp. Chỉ có mỗi mình Ribbentrop là vẫn cố đọc như trước và luôn nhìn thấy sự căng thẳng ngày càng gia tăng giữa Nga và các nước đồng minh phương Tây và tất nhiên là vẫn tìm kiếm sự ủng hộ cho những suy tính hồ đồ của mình qua gương mặt của ông chủ.
Chẳng khó khăn gì lắm để đoán trước phản ứng của Hitler. Ông ta tuyên bố rằng, bây giờ, hơn bất cứ lúc nào khác, cần phải tập trung mọi lực lượng cho cuộc chiến tranh tổng lực. Các tài liệu của Cicero rõ ràng là đã dẫn Himmler đến tình trạng do dự, không quyết đoán. Ngay trước Lễ Giáng sinh, ông ta cho gọi tôi tới. Trong khi báo cáo, ông ta đột ngột ngắt lời tôi: “Schellenberg, bây giờ tự tôi đã thấy cái gì đó sẽ phải xảy ra. Chỉ có điều tất cả chuyện này là phức tạp và nặng nề...”.
Tôi không thể tin vào tai mình, còn ông ta lại nói tiếp: “Ơn Chúa, ông đừng mất liên hệ với Sir Hewitt. Ông sẽ nói cho ông ta biết là tôi đã sẵn sàng gặp ông ấy để bàn bạc đấy chứ?”
Từ lúc đó, những đòn đánh của số phận liên tiếp ập xuống chúng tôi. Trong các tài liệu của Cicero có nói quy chế trung lập của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không còn tồn tại lâu nữa. Từng bước, Thổ Nhĩ Kỳ đang chuyển sang phía đồng minh. Các nhà ngoại giao Thổ hành động thận trọng và đúng theo kế hoạch, nghĩa là đúng như được mô tả trong các báo cáo của Bộ Ngoại giao Anh.
Đâu đó trong khoảng tháng 2 hay tháng 3 năm 1944, Cicero ngừng cung cấp tin cho chúng tôi, vào tháng 4, Thổ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đức và gia nhập phe đồng minh.
Gửi Bình Luận Facebook Blogger